QUY ĐỊNH CHUNG

Nghị định số: 34/2003/NĐ-CP
Ngày ban hành:
04/4/2003

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;

Căn cứ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng ký ngày 26/11/1999 tại Viên Chăn, Lào;

Căn cứ Nghị định thư số 1 và Phụ lục 7 kèm theo Hiệp định GMS;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải,

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS như sau:

1. Thông tư này hướng dẫn việc điều chỉnh, bổ sung biển báo hiệu, vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường (sau đây gọi là vạch kẻ đường) trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS (sau đây gọi tuyến đường GMS) được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

2. Nội dung điều chỉnh biển báo hiệu trên các tuyến đường GMS bao gồm việc thay đổi các biểu tượng, ký tự cho phù hợp; việc bổ sung các chữ viết (thông điệp) bằng tiếng Anh. Việc bổ sung các biển báo hiệu chưa có trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Mục II.

3. Nội dung điều chỉnh vạch kẻ đường trên các tuyến đường GMS bao gồm việc sửa đổi, bổ sung các hình vẽ, đường sơn kẻ trên mặt đường, đặc biệt là tại các đường cong đứng, đường cong bằng và các giao lộ, được quy định tại Mục III.

4. Ký tự, chữ viết, màu sắc và kích thước của các biển báo, biểu tượng được áp dụng theo quy định tại Điều lệ Báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01.

5. Khi Cục ĐBVN yêu cầu điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ phù hợp với Hiệp định GMS trong một thời hạn quy định, căn cứ vào Hướng dẫn này, đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp tiến hành rà soát lại tình hình báo hiệu đường bộ trong phạm vi tuyến đường GMS được giao và lập hồ sơ thiết kế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

( Tham khảo thêm Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003)

»   Sạt lở đá làm hai người tử vong

Khoảng gần 14 giờ ngày 23-4, tại khu vực núi Đồng Thung giáp ranh giữa xã Đông Vinh và xã Đông Hưng, TP Thanh Hóa xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm hai người tử vong.

»   Người lao động phải tự "cứu mình" Không hợp đồng lao động, không bảo hiểm y tế, không được tập huấn các kiến thức cơ bản về vệ sinh lao động, ngay cả thiết bị bảo hộ lao động cũng không có… là thực trạng chung của lao động tự do như thợ uốn tóc, thợ xây dựng, người hành nghề xe ôm, giúp việc gia đình…
»   Tai nạn rơi nồi đựng thép nấu tại Nhà máy thép Pomina 3
Khoảng 18 giờ 20 phút ngày 11/4, tại Nhà máy thép Pomina 3 (Khu công nghiệp Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã xảy ra một vụ tai nạn lao động rất nghiêm trọng, làm 11 người bị thương, trong đó có bốn người bị thương nặng.
Khách hàng thân thiết
Đăng ký nhận bản giá